BDQVN
Chào mừng quý vị đến với diễn đàn BDQVN
BDQVN
Chào mừng quý vị đến với diễn đàn BDQVN
BDQVN
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.


BIỆT ĐỘNG QUÂN VIỆT NAM - Former Vietnamese Army Ranger Forces
 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

 

 Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh

Go down 
AuthorMessage
Admin
Admin
Admin


Posts : 54
Join date : 2010-07-31
Age : 77

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Empty
PostSubject: Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh   Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Icon_minitimeSat Jul 31, 2010 7:32 pm

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng và
trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh


Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Logo_h10 Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Bandeq11


Biệt-Động-Quân là một trong những binh chủng tân lập của Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Được thành-lập ngày 1 tháng 7 năm 1960 đến nay binh-chủng vừa tròn 38 tuổi. Tuy mới được thành-lập nhưng đúng vào những giai-đoạn sôi-động của chiến-trường cho nên binh-chủng đã hiên-ngang và kiêu-hùng sánh vai cùng các binh-chủng bạn trên khắp chiến-trường, từ địa đầu giới-tuyến đến vùng Cà-Mâu nước đọng qua Hạ Lào và Kampuchia nắng cháy. Ở đâu có giặc Cộng, ở đó có bóng dáng người chiến-sĩ mũ Nâu và binh-chủng BĐQ luôn luôn tỏ ra xứng đáng với danh-hiệu Những Con Cọp Rừng của chiến-trường nội và ngoại biên.

Biệt Động Quân được thành-lập theo nhu-cầu chiến-trường du-kích-chiến. Những đơn-vị đầu tiên của binh-chủng mang tính chất "cơ động" (Truy kích và tiêu diệt) được gọi là Biệt Động Đội và quân-số chỉ đến cấp đại đội. Mỗi một Liên đoàn BĐQ có 3 tiểu đoàn tác chiến, một đại-đội trinh-sát, đại đội Hành Chánh và Công Vụ. Cuối năm 1973, Liên đoàn có thêm một pháo-đội 105 ly. Đến những ngày sau cùng của cuộc-chiến, BĐQ đã chính-thức được tổ-chức thành cấp sư-đoàn. Sư đoàn 106 đầu tiên do Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn chỉ huy. Năm 1970, BĐQ một lần nữa nhận thêm một nhiệm vụ mới là tiếp nhận Lực Lượng Đặc Biệt và Biên Phòng sát nhập và được cải biên thành BĐQ/BP. Thêm một đặc tính chiến thuật của BĐQ là địadiện, nhận nhiệm vụ mắt thần trải dọc biên giới Việt Miên Lào. Quân-số của binh-chủng lên đến 40 ngàn người trong đó có 62 tiểu-đoàn tác-chiến.

Tuy là một binh-chủng tân-lập nhưng phần lớn các cấp chỉ-huy của BĐQ đã được bổ-nhiệm bằng những sĩ-quan ưu-tú đầy kinh-nghiệm chiến-trường từ các quân-binh-chủng nổi-danh của QLVNCH. Do đó hiệu-năng tác-chiến của binh-chủng BĐQ đã gia-tăng gấp bội. 15 năm trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh, binh-chủng đã lần-lượt được chỉ-huy bởi các vị chỉ-huy-trưởng: Thiếu Tá Lữ Đình Sơn, Trung Tướng Phan Trọng Chinh, Chuẩn Tướng Phan Đình Thứ (tự Lam Sơn), Thiếu-Tướng Tôn Thất Xứng , Cố Thiếu-Tướng Phan Xuân Nhuận, Thiếu-Tướng Đoàn Văn Quảng, Cố Chuẩn-Tướng Trần Văn Hai, Đại-Tá Trần Công Liễu, và sau cùng là Thiếu-Tướng Đỗ Kế Giai vị tướng lãnh cuối cùng vừa đến định cư tại Hoa Kỳ sau gần 17 năm trong trại tù cộng-sản.

Chiến-sĩ mũ Nâu sau khi mãn-khóa từ những quân-trường bộ-binh đều phải trải qua một lần thử-thách cuối cùng tại Lò Luyện Thép trước khi rađơn-vị chính-thức thi-hành sứ-mạng của người trai thời loạn. Không một người lính mũ Nâu nào là không biết đến danh-từ RỪNG NÚI SÌNH LẦY tại trung-tâm huấn-luyện BĐQ Dục-Mỹ (Nha-Trang). Nơi đã được tổ-chức huấn-luyện bằng sự phối-hợp chương-trình và kỹ-thuật huấn-luyện của RNSL Mã-Lai, Panama và Fort Benning của Hoa-Kỳ. Nhưng tại RNSL Dục-Mỹ, người khóa-sinh BĐQ phải chịu nhiều cam-go, khó-khăn và thử-thách hơn trong khi tập-luyện để khi xuất-thân từ LÒ-LUYỆN-THÉP DỤC-MỸ họ sẽ trở-thành những chiến-sĩ MÌNH ĐỒNG DA SẮT CỦA QLVNCH và sẵn-sàng thích- nghi với mọi đòi-hỏi của nhu-cầu chiến-trường. Mặc dù TTHL/BĐQ/Dục-Mỹ trên hình-thức chỉ được xếp ngang hàng như các TTHL cấp binh-chủng, nhưng Dục-Mỹ đã hãnh-diện trước quân-đội vì đã nhận trách-nhiệm huấn-luyện cho nhiều quân-nhân thuộc các quân binh-chủng bạn qua các khóa học bổ-túc thích-ứng với đòi hỏi của nhu-cầu chiến-trường qua chỉ-thị của Bộ Tổng Tham Mưu.

Từ Mậu-Thân tang-tóc (1968) đến mùa hè đỏ lửa (1972) và những trận đánh cuối cùng. Binh-chủng BĐQ luôn luôn cùng các đơn-vị bạn giáng cho bọn giặc Cộng những đòn sấm sét và chí-tử. Trong lúc Nhẩy Dù và Thủy Quân Lục Chiến đang bận đối-phó với Cộng-phỉ qua những trận đánh long trời lở đất tại vùng I và quân khu I, thì các chiến-sĩ mũ Nâu cũng đã bẻ gãy mọi mưu-toan tiến chiếm của Bắc quân xâm-lăng cuồng-tín tại các khu chiến-thuật và biên-giới. Đặc-biệt là tại thủ đô Sài-Gòn, Chợ-Lớn và Gia-Định ba liên-đoàn BĐQ (3, 5 và 6) đã đánh tan tành không còn manh-giáp bọn cộng-nô cuồng tín trong hai đợt tổng công kích: Tết Mậu-Thân và tháng 5 dương-lịch 1968.

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Logo_b10


Thành-tích của binh-chủng đã không dừng lại tại thời điểm này. Trận chiến vẫn tiếp tục diễn tiến trong chiều hướng gia tăng của bắc quân. Năm 1972, những trận chiến oai hùng của Mùa Hè Đỏ Lửa lại một lần nữa quân-sử của QLVNCH được ghi thêm thành-tích của binh-chủng BĐQ. An-Lộc tử-thủ, Bình Long anh dũng đã là những địa danh quen thuộc của người dân miền Nam. Nơi trận chiến đã diễn ra với những cường-độ tàn bạo nhất của cuộc chiến để sau đó trở thành mồ chôn tập thể của hàng ngàn con thiêu-thân cán binh Bắc Việt. Cũng trong thời gian này những người lính mũ Nâu của Quân Khu I đã bị ném vào mặt trận Hạ Lào Lam Sơn 719 năm 1971 trong cái bẫy của đồng minh, nhưng nhờ sự chiến-đấu anh-dũng của những người lính Rừng Núi Sình Lầynên BĐQ/Quân Khu I vẫn chưa bị xoá tên trong quân số QLVNCH. Cũng trong thời gian này Tống Lê Chân (tức Sóc Con Trăng cũ) đã là mồ chôn tập thể hàng ngàn cán binh thiêu thân của giặc cộng. Tiểu đoàn trưởng Lê Văn Ngôn đã anh dũng tử thủ hơn năm trời và là người Trung tá trẻ tuổi nhất của QLVNCH lúc vừa tròn 25 xuân xanh. (BĐQVN sẽ có bài viết riêng về Tống LêChân). Cuối cùng trước khi sự bức tử 30-4-75 xảy ra; một lần nữa các chiến-sĩ BĐQ lại được mang ra xử-dụng, lần này là Quân Khu II/BĐQ trong một cuộc di-tản dã man nhất của quân-sử VNCH từ Pleiku về Phú-Bổn, Nha-Trang. Sau đó thì lệnh buông súng của hèn tướng Dương Văn Minh ban hành đã đưa đến kết quả hàng ngàn người lính mũ Nâu nói riêng và QLVNCH nói chung đã lên đường ôm mối hận 22 năm.

Không vinh-quang nào mà không có gian-khổ, cho nên thành-tích của binh-chủng đã được tô đậm bằng mồ-hôi và xương máu của những chàng trai Việt oai-hùng và anh-dũng. Màu mũ Nâu tượng-trưng cho màu huyết-đọng đã thay cho lời nói quyết tử của người chiến-sĩ BĐQ. Để đền bù lại, binh-chủng đã nhận được 4 trong tổng-số 7 huy-chương cao quý nhất của Quân-Lực Hoa-Kỳ là Presidential Unit Citation. TĐ52 mệnh-danh là Sấm Sét Miền Đông là tiểu-đoàn đầu tiên được nhận lãnh huy-chương danh-dự đó và TĐ44 Hùm Xám Miền Tây được một huy chương. Riêng TĐ42 nổi tiếng với danh-hiệu Cọp Ba Đầu Rằn được tuyên-dương hai lần.

Hôm nay nhân ngày kỷ-niệm thành-lập binh-chủng BĐQ, chúng tôi mạn phép trình-bày sơ-lược tiểu-sử không phải để tự-kiêu mà chỉ muốn nhắc-nhở và hâm nóng lại trong tim lời thề son-sắt ngày xưa cho mỗi Mũ Nâu BĐQ hôm nay là:

BIỆT ĐỘNG QUÂN vì dân quyết-chiến
BIỆT ĐỘNG QUÂN vì nước hy-sinh
BIỆT ĐỘNG QUÂN nói là làm, làm thì phải đến nơi đến chốn.



Ước mong rằng tinh-thần Biệt-Động đó sẽ sống mãi trong lòng mỗi người chiến-sĩ BĐQ. Hôm nay dù tay súng đã buông, tay chèo đã ngã, hay lực đã cùng, sức đã kiệt, tóc đã ngả màu... thì chúng ta vẫn mang một ước-nguyện được chung vai sát cánh với các chiến-hữu của các quân-binh-chủng bạn để mang ngọn cờ vàng ba sọc đỏ về cắm lại trên mảnh đất thân yêu Việt-Nam. Khi đó dù có nằm trong lòng đất Mẹ chúng ta cũng được mãn-nguyện.

Thành kính nghiêng mình trước vong hồn của các chiến sĩ MŨ NÂU QLVNCH và anh hùng liệt nữ đã Vị Quốc Vong Thân vì chính nghĩa quốc gia và hai chữ TỰ DO

Westminster, Ngày 1 tháng 3 năm 1998

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Nguyen12

KBCHaiNgoai

Diễn Đàn KBCHaiNgoai



Last edited by Admin on Sun Feb 20, 2011 6:54 pm; edited 12 times in total
Back to top Go down
https://bdqvn.forumotion.com
Admin
Admin
Admin


Posts : 54
Join date : 2010-07-31
Age : 77

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Empty
PostSubject: BIỆT ĐỘNG QUÂN QLVNCH   Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Icon_minitimeSat Jul 31, 2010 7:41 pm

BIỆT ĐỘNG QUÂN QLVNCH

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Logo_b11
Rừng Núi Sình Lầy

BĐQ Vũ đình Hiếu


Chú thích: Trung Tâm Việt Nam (Vietnam Center) thuộc Texas Tech University đã tổ chức hai ngày (17, 18 tháng Ba) hội thảo, với chủ đề "QLVNCH: Phản Ánh và Tái Thẩm Định sau 30 năm". BĐQ Vũ Đình Hiếu, vốn là khách quen của trung tâm này, vì ông thường đến đây thuyết trình hàng năm, đã trinh bày đề tài RVN RANGER. Đề tài này nói về binh chủng Biệt Động Quân, một binh chủng hào hùng của QLVNCH mà ông ta phục vụ trước đây.



I. LỜI GIỚI THIỆU


Binh chủng Biệt Động Quân QLVNCH được thành lập vào tháng Bảy năm 1960 gồm những đại đội biệt lập. Những đại đội Biệt Động Quân này được huấn luyện đặc biệt về du-kích chiến để tiêu diệt những đơn vi Việt Cộng. Ngay từ lúc đầu, các chiến sĩ Biệt Động Quân đã nổi tiếng là dũng mãnh với lối tấn công chớp nhoáng. Trưởng thành trong khói lửa, các đại đội, tiểu đoàn Biệt Động Quân đã tham dự hầu hết những chiến dịch, những cuộc hành quân nổi tiếng, những trận đánh đẫm máu trên khắp chiến trường. Họ là những quân nhân can đảm, hãnh diện đội chiếc mũ beret mầu nâu, mang trên vai phù hiệu binh chủng con báo đen nhe nanh. Phù hiệu con báo đen thường được sơn đằng trước nón sắt để làm khiếp đảm tinh thần địch quân, do đó Biệt Động Quân còn được mang danh là "Cọp".

Khi cuộc chiến lan rộng, các đại đội Biệt Động Quân biệt lập được gom lại, tổ chức thành cấp tiểu đoàn để có thể đối đầu với một đơn vị địch cấp lớn. Đến năm 1967, chiến tranh Việt Nam đã trở thành chiến tranh quy ước với những trận điạ chiến. Binh chủng Biệt Động Quân được tổ chức lên tới cấp liên đoàn để có thể hành quân trên một chiến trường rông lớn hơn. Kể từ ngày thành lập, binh chủng Biệt Động Quân đã tham dự các trận đánh nổi tiếng sau đây:

1. 1964: Bình Giả, hai tiểu đoàn 33 và 38
2. 1965: Đồng Xoài, tiểu đoàn 52
3. 1968: Tết Mậu Thân, tất cả các đơn vị Biệt Động Quân trên bốn Quân Khu.
4. 1970: Vượt biên qua Kampuchia, các liên đoàn: 2, 3, 4, 5, 6
5. 1971: Hạ Lào, liên đoàn 1
6. 1972: Mùa Hè Đỏ Lửa, các liên đoàn: 1, 3, 4, 5, 6, 7

II. CÁC TRẬN ĐÁNH NỔI TIẾNG


1. Bình Giả (28/12/1964)
Bình Giả là một ngôi làng nhỏ trong tỉnh Phước Tuy, dân số khoảng 6000 người, đa số là người Công Giáo di cư từ miền Bắc đến định cư sau năm 1954. Làng Bình Giả có một vị trí chiến lược cách thành phố Saigon khoảng 67 cây số về hướng tây.

Hai trung đoàn Việt Cộng 271, 272 thuộc công trường (sư đoàn) 9 VC từ chiến khu C và D di chuyển ra vùng duyên hải để nhận đồ tiếp tế từ miên Bắc. Sau đó cả hai đơn vị tập trung lại, tổ chức huấn luyện trong những cánh rừng cao su xung quanh làng Bình Giả.

Để mừng kỷ niệm bốn năm ngày thành lập MTGPMN, một tiểu đoàn VC tấn công làng Bình Giả sáng ngày 28 tháng 12 năm 1964û. Ngôi làng nhỏ này chỉ có hai trung đội Điạ Phương Quân phòng thủ. Sau khi chiếm xong làng, địch quân được tăng viện thêm quân để cố thủ. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III cho trực thăng đổ quân tiểu đoàn 33 Biệt Động Quân xuống Bình Giả để phản công. Quân Việt Cộng đã biết trước, phục kích nơi bãi đáp trực thăng làm thiệt hại đơn vị BĐQ. Các quân nhân BĐQ rút vào một nhà thờ trong làng cố thu,û đợi quân tăng viện.

Ngày hôm sau, trực thăng đổ thêm tiểu đoàn 38 BĐQ nơi hướng nam làng Bình Giả, để các chiến sĩ Mũ Nâu tấn công từ hướng nam lên. Trận đánh kéo dài cả ngày, BĐQ vẫn chưa tiến được vào làng vì địch đã đào hố chiến đấu, tổ chức phòng thủ rất vững chắc.

Sáng ngày 30, tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được gửi đến tăng viện cho Biệt Động Quân. Các đơn vị VC đã rút lên hướng đông bắc và QLVNCH đã lấy lại được làng Bình Giả. Đến tối, địch quân tấn công trở lại nhưng bị đẩy lui, tuy nhiên địch bắn hạ được một trực thăng võ trang, rớt trong rừng cao su Quang Giao cách làng Bình Giả khoảng 4 cây số.

Qua ngày 31, tiểu đoàn 4 TQLC được lệnh tiến lên, đi tìm chiếc trực thăng lâm nạn cùng phi hành đoàn. Khi đơn vị TQLC tiến đến gần nơi chiếc trực thăng, đại đội 2 bị phục kích, phần còn lại của tiểu đoàn lên tiếp cứu cũng bị thiệt hại nặng phải rút về Bình Giả.

Ngày 1 tháng Tư, hai tiểu đoàn Nhẩy Dù 1 và 3 được trực thăng đổ xuống nơi hướng đông làng, nhưng quân VC đã biến mất. Trận Bình Giả báo hiệu cho QLVNCH biết rằng địch quân có thể tổ chức những trận đánh lớn.

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Bdq_2710
Người lính trẻ Biệt Động

2. Đồng Xoài (0/9/1965)
Ngày 9 tháng Sáu năm 1965, Việt Cộng tung hai trung đoàn 762, 763 tấn công Đồng Xoài, quận Đôn Luân trong tỉnh Phước Long. Đúng 11 giờ 30, chủ lực quân địch tấn công trại Dân Sự Chiến Đấu do Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ vừa mới thiết lập. Bị tấn công bất ngờ, DSCĐ cùng với ĐPQ rút lui vào trong quận để chống trả lại lực lượng đông đảo của địch.

Quân VC mở bốn đợt tấn công nhưng vẫn không chiếm được quận. Tức giận, chúng quay trở lại trại DSCĐ tàn sát khoảng 200 đàn bà, trẻ em, vợ con của các quân nhân DSCĐ.

Sáng hôm sau, QLVNCH đưa một tiểu đoàn Bộ Binh và tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân (Sấm Sét Miền Đông) vào trận điạ. Tiểu đoàn BB bị phục kích nơi đồn điền cao su Thuận Lợi gây tổn thất nặng. Tiểu đoàn 52 BĐQ được không lực yểm trợ, tấn công như vũ bão. Các chiến sĩ Mũ Nâu đánh tan những toán quân VC đang bao vây quận Đôn Luân, sau đó quay trở lại càn quét địch ra khỏi trại DSCĐ trước buổi sáng ngày hôm sau 10 tháng Sáu, 1965. Trong trận này, Biệt Động Quân tịch thâu được nhiều tiểu liên xung kích AK-47, lần đầu tiên được địch quân xử dụng trên chiến trường.

3. Tết Mậu Thân 1968
Lợi dụng thời gian hưu chiến trong dip Tết Mậu Thân, quân Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng bất thần mở một loạt những trận tấn công vào các thành phố trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Tất cả các đơn vị Biệt Động Quân trên khắp bốn vùng chiến thuật đã được điều động phản công, đánh đuổi địch quân ra khỏi các thành phố.

Trong thủ đô Saigon, tiểu đoàn 30 BĐQ đẩy lui địch ra khỏi khu vực Hàng Xanh. Tiểu đoàn 38 BĐQ tảo thanh khu vực chùa Ấn Quang. Các tiểu đoàn BĐQ 30, 33, 38 và đại đội Trinh Sát 5 thuộc liên đoàn 5/BĐQ đánh chiếm từng căn nhà, từng cao ốc trong khu vực Phú Lâm (Quận 6), trường đua Phú Thọ và khu Bình An trong quận 7 nơi có nhiều kênh rạch. Tiểu đoàn 41 BĐQ từ dưới vùng 4 được đưa lên tăng cường, tảo thanh khu vực hãng rượu Bình Tây. Tiểu đoàn 35 BĐQ thuộc liên đoàn 6/BĐQ càn quét địch trong khu vực Chợ Lớn.

Các tiểu đoàn 11, 22, 23 Biệt Động Quân thuộc liên đoàn 2/BĐQ trên vùng cao nguyên cũng tham dự những trận phản công đuổi địch ra khỏi các thành phố Plei-Ku, Đà Lạt, Qui Nhơn.
Tại Mặt Trận An Lộc 1972

Trong Tết Mậu Thân, mặt trận ở Huế được coi là trầm trọng nhất. Các tiểu đoàn 21, 37, 39 thuộc liên đoàn 1/BĐQ đánh đuổi địch quân ra khỏi thành phố Đà Nẵng, Hội An. Mặt trận Huế coi như chấm dứt khi tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân cắm cờ trong khu Gia Hội.

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Arvnm110
BĐQ tại mặt trận Mậu Thân - Chơ Lớn

4. Hành quân vượt biên qua Kampuchia (1970)

Ngoại trừ liên đoàn 1/BĐQ nằm ngoài vùng I chiến thuật, các liên đoàn 2, 3, 4, 5 và 6 đều tham dự hành quân vượt biên qua Kampuchia lục soát, phá hủy các căn cứ tiếp liệu, hậu cần của địch. Các đơn vị Biệt Động Quân tịch thâu được rất nhiều vũ khí đủ loại của giặc cộng và làm tiêu hao các công trường (sư đoàn) chính quy 5, 7, 9 Việt Cộng.

5. Hành quân Lam Sơn 719 (1971)

Hành quân Lam Sơn 719 đầu tháng Hai năm 1971 nhằm mục đích phá hủy các căn cứ điạ 604 của quân đội Bắc Việt. Căn cứ này nằm trên đất Lào nơi làng Tchépone. Tin tức tình báo cho biết, địch quân xây dựng nhiều kho tiếp liệu chứa lương thực, súng đạn. Căn cứ này còn được xử dụng làm nơi dưỡng quân cho các đơn vị địch sau những lần chạm súng với các đơn vị của ta. Ngoài ra về phiá nam, còn có thêm căn cứ 611, là nơi phát xuất cho các trận tấn công trong tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế.

Liên đoàn 1/BĐQ là đơn vị trừ bị cho QĐ/I nên tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719. Ba tiểu đoàn thuộc liên đoàn 1 được điều động như sau: tiểu đoàn 37 BĐQ nằm với bộ chỉ huy liên đoàn trong căn cứ hành quân tiền phương ở Tà Bạt, gần biên giới Lào Việt hướng Tây Bắc căn cứ Khe Sanh. Tiểu đoàn 21 BĐQ được trực thăng Hoa Kỳ đưa đến bãi đáp ?Biệt Động Quân Nam? (Ranger South), cách căn cứ hỏa lực 30 khoảng 5 cây số về hướng Đông Bắc. Ba ngày sau, tiểu đoàn 39 BĐQ xuống bãi đáp ?Biệt Động Quân Bắc? (Ranger North) khoảng 3 cây số Đông Bắc tiểu đoàn 21 BĐQ.

Nhiệm vụ của hai tiểu đoàn Biệt Động Quân là thăm dò mức độ chuyển quân của địch và ngăn cản các mũi dùi tấn công của địch vào hai căn cứ hỏa lực 30, 31 ở phiá nam. Trường hợp hai căn cứ này bị tràn ngập, địch quân có thể cắt đứt đường rút quân của ta trên đường số 9.

6. Mùa Hè đỏ lửa (1972)
Cuối tháng Ba năm 1972, ngoài vùng điạ đầu giới tuyến, CSBV xử dụng năm sư đoàn chính quy: 304, 308, 312, 324 và 325 mở trận tấn công tràn qua sông Bến Hải và từ bên Lào sang. Ngày 5 tháng Tư, trận tấn công quy mô thứ hai với ba công trường (sư đoàn) 5, 7, 9 thuộc Trung Ương Cục Miền Nam từ đất Campuchia tiến vào bao vây thị xã An Lộc. Trận cuối cùng xẩy ra trên vùng cao nguyên, lãnh thổ Quân Đoàn II. Ngày 6 tháng Tư, quân CSBV xử dụng ba sư đoàn thuộc mặt trận B3 (Tây Nguyên) và Quân Khu V gồm có sư đoàn 2, 3 (Sao vàng) và sư đoàn chủ lực 320 (Thép) tấn công các tiền đồn của QLVNCH trong tỉnh và thành phố Kontum.

Các liên đoàn Biệt Động Quân đang hành quân dưới vùng IV, bên Kampuchia hoặc trên lãnh thổ Quân Đoàn III: 4, 5, 6, 7 được đưa ra tham chiến ngoài vùng I và trên vùng cao nguyên. Cùng với các liên đoàn trừ bị 1 và 2 ngoài quân khu, các chiến sĩ Mũ Nâu đã sát cánh cùng với các binh chủng bạn giữ vững phòng tuyến. Liên đoàn 3/BĐQ đã nằm trong An Lộc cùng với sư đoàn 5/BB ngay từ những ngày đầu của trận chiến An Lộc

III. ĐOẠN KẾT

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Anloc10
Thành phố An Lộc tan hoang trong pháo kích

Trong suốt cuộc chiến, binh chủng Biệt Động Quân đã chiến đấu bảo vệ quê hương, nêu cao danh dự mầu cờ sắc áo của binh chủng. Các đơn vị Biệt Động quân đã được ân thưởng nhiều huy chương của cả hai chính phủ VNCH và Hoa Kỳ:

* 23 đơn vị BĐQ được ân thưởng huy chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu.
* Tiểu đoàn 42/BĐQ được ân thưởng 7 lần, tiểu đoàn 44/BĐQ được 6 lần, tiểu đoàn 43 và liên đoàn 1/BĐQ được 4 lần.
* Tiểu đoàn 42/BĐQ được ân thưởng huy chương của Tổng Thống Hoa Kỳ (Presidential Unit Citation) 2 lần. Các tiểu đoàn BĐQ khác được 1 lần: 44, 37, 39, 52, và 41/BĐQ.
* Nhiều đơn vị BĐQ khác được huy chương Anh Dũng Bội Tinh của Quân Lực Hoa Kỳ.

Các đơn vị Biệt Động Quân đã làm bổn phận cuối cùng đối với đất nước, nhiều đơn vị đã chiến đấu đến 1 giờ chiều ngày 30 tháng Tư năm 1975. Họ đã được tạp chí Le Monde của Pháp ca tụng là "Những người lính danh dự cuối cùng của Miền Nam Việt Nam. "

Dallas 01/04/2006
Quote :
Tác giả chỉ liệt kê một vài trận đánh theo kiến thức. Thật ra còn những trận đánh đã đưa binh chủng đi vào quân sử không những VNCH mà còn cả quân sử thế giới như: Khe Sanh, Ben Hét, Thạch Trụ, Sa Huỳnh, Suối Long, Bình Giả, Tống Lê Chân, An Lộc, Thất Sơn ...v...v..


Last edited by Admin on Sun Feb 20, 2011 6:46 pm; edited 5 times in total
Back to top Go down
https://bdqvn.forumotion.com
Admin
Admin
Admin


Posts : 54
Join date : 2010-07-31
Age : 77

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Empty
PostSubject: Vài Nét Về Binh Chủng BĐQ   Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Icon_minitimeSat Jul 31, 2010 7:50 pm

VÀI NÉT VỀ BINH-CHỦNG


Biệt - Động - Quân
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa


Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Bdq10

Trận đánh tuyệt-vọng cuối cùng trước khi Saigon sụp đổ đã được chiến-đấu bởi những đơn vị tinh nhuệ duy nhất của Quân-lực Việt-Nam Cộng-hòa. Binh chủng Biệt-Động-Quân, dễ nhận ra qua chiếc mũ beret nâu và phù-hiệu binh-chủng con báo đen với ngôi sao trắng (thường được sơn phía trước trên nón sắt), thường xuyên hiện diện nơi tiền tuyến trong suốt cuộc chiến đấu cho miền nam Viet-Nam.

Liên-đoàn Quan-Sát số Một (1) của quân-lực Việt-Nam Cộng-hòa được tổ chức vào năm 1956 (sau đó đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tổng-thống Ngô-đình-Diệm) để thực hiện các cuộc hành quân đặc biệt tại miền nam Việt-Nam. Các đơn vị Biệt-động-quân cảm-tử như Quyết-tử, Thám-sát, Trinh-sát và viễn-thám đã được tổ chức để xâm-nhập sâu vào lãnh thổ miền bắc khi những khóa-sinh Việt-Nam đầu tiên tốt-nghiệp trường huấn-luyện Biệt-động-quân Hoa-Kỳ.

BĐQ Tai 1 Tiền Đồn Quân-lực Việt-Nam cộng-hòa thành lập các đơn-vị Biệt-động-quân vào đầu năm 1960, liên đoàn 7 Lực-lượng Đặc-biệt Hoa-Kỳ dưới quyền chỉ huy của đại tá Donald D. Blackburn được lệnh gửi một toán sang Việt-Nam để huấn luyện cho các đơn vị ưu-tú đó. Toán 77 huấn luyện lưu-động thiết lập bãi tập cho BĐQ trong trường Hạ-sĩ-quan Nha-Trang. Khóa huấn luyện điều hành bởi thiếu-tá Lewis Miller, người đã được ban thưởng huy chương danh dự trong trận chiến tranh Triều-Tiên. Nhiều huấn luyện viên sau này phục-vụ bên Lào với đại tá Bull Simons thuộc bộ chỉ huy Cố-vấn Quân-viện (MAAG) Lào - Sứ mạng Sao trắng. Khi tổng-thống John F. Kennedy nới rộng vai trò của quân-lực Hoa-Kỳ tại nam Việt-Nam vào năm 1961. Các cố vấn Lực-lượng Đặc biệt được phân phối làm việc với các đơn-vị Biệt-động-quân. Một toán thuộc liên-đoàn 1 LLĐB / HK tổ-chức Biệt-động-quân Việt-Nam thành các đại-đội để loại-trừ quân phiến-loạn và xử-dụng cho chiến tranh du-kích.

Biệt-động-quân được huấn luyện tại Trung-Lập (Quân-đoàn III), Thất-Sơn (Quân-đoàn IV), Dục- Mỹ, tỉnh Khánh-Hòa (Quân-đoàn II), về sau trở thành trung-tâm huấn-luyện BĐQ. Sau này các đại-đội BĐQ được kết hợp lại (hai hoặc nhiều hơn) để chống lại các đơn vị cấp lớn hơn của quân cộng-sản.

Những tiểu-đoàn đặc-biệt Biệt-động-quân được thành lập để hành-quân trong vùng I, II, và III dưới quyền chỉ-huy của tướng Dương-văn-Minh (Minh cồ). Tiểu-đoàn 10 tại Đà-Nẵng, tiểu-đoàn 20 tại Pleiku, và tiểu-đoàn 30 tại Saigon. Các sĩ-quan và hạ-sĩ-quan Hoa-Kỳ được gửi đến các đơn vị BĐQ mỗi toán bốn người để làm cố-vấn. Các cố vấn này ăn, ngủ, chiến-đấu với các binh-sĩ Việt-Nam trong những cuộc hành-quân cực kỳ gian khổ.

Thường xuyên tăng viện cho các sư-đoàn Bộ-binh, các đơn-vị Biệt-động-quân chịu nhiều tổn- thất trong nhiệm-vụ xung-kích như trong trận Đồng-Xoài năm 1965, tiểu-đoàn 52 BĐQ được trực thăng thả ngay vào vị trí của địch và đánh tan giặc cộng trong một trận đánh cận chiến. Vào tháng tám năm 1966, trong cuộc hành quân Toledo, lần đầu tiên có sự tham dự của một đơn vị VNCH. Chiến đoàn đặc-nhiệm Biệt-động-quân, gồm hai tiểu đoàn 33 và 35 được tăng phái cho một đơn vị Hoa-Kỳ.(Lữ đoàn 173 Dù)

Đến năm 1967, Biệt-động-quân được tổ chức thành cấp liên-đoàn với bộ chỉ huy tại Saigon và làm đơn vị trừ bị cho bộ Tổng-tham-mưu cùng bốn quân-khu. Năm 1968 có tất cả 20 tiểu- đoàn BĐQ, cũng từ trận Tết Mậu-thân năm 68 đến mùa hè đỏ lửa năm 72, các đơn vị BĐQ đã giao tranh ác-liệt với địch quân trong các chiến trưòng trên bốn quân khu và ngoại biên Lào, Cambodia.

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Bdq_ma10

BĐQ tại Mặt Trận Huế: Trong mùa hè đỏ lửa, Cộng quân đã tấn công trong ba mặt trận vào ngày chủ nhật lễ Phục-sinh năm 1972. Biệt-động-quân đã anh dũng chiến đấu bên cạnh các đơn vị bạn nhưThủy Quân Lục Chiến, Nhẩy dù, Bộ binh và Điạ-phương-quân đẩy lui các cuộc tấn công của quân Bắc việt tại Quảng Trị. Trong suốt 22 ngày chiến đấu liên tục, quân lực VNCH đã bắn hạ 131 chiến xa, loại khỏi vòng chiến 7000 địch quân.

Tại An-Lộc, Biệt-động-quân góp phần trong việc đẩy lui bốn sư-đoàn cộng quân, một trong những trận đánh tàn khốc nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Biệt-động-quân tiếp tục đóng góp cho mầu cờ, sắc áo binh-chủng trong các trận đánh tuyệt- vọng cho những ngày cuối của miền nam Việt-Nam. Kể từ ngày thành lập (Tháng bẩy năm 1960), với các chiến thắng lẫy-lừng, nhiều đơn-vị Biệt-động-quân Việt-Nam đã được ân-thưởng Anh-dũng bội tinh và huy chương danh dự của tổng-thống Hoa-Kỳ.

- Hai mươi ba (23) đơn-vị BĐQ đã được ân-thưởng Anh-dũng bội tinh với nhành dương liễu. Tiểu đoàn 42 BĐQ được tuyên-dương bẩy lần, tiểu-đoàn 44 được sáu lần, liên-đoàn 1 và tiểu-đoàn 43 được bốn lần.

- Tiểu-đoàn 42 được ban cho huy-chương danh dự của Tổng-thống Hoa-Kỳ hai lần. Các tiểu-đoàn 44, 37, 39, 52, 41 cũng được ân thưởng huy chương cao-quý nhất của Quân-lực Hoa-Kỳ.

Ngoài ra nhiều đơn-vị Biệt-động-Quân còn được ân thưởng Anh-dũng bội tinh đủ loại của quân-đội Hoa-Kỳ.
Theo tài liệu:

- The AR VN RANGERS STORY by R.K.,Vietnam, December 1994
- The BLACK TIGERS by Mike Martin, Don Valentine, Harmony House, 1993.

Dallas - Texas, ngày 07 tháng 04, 1996
Viết cho ngày Quân-Lực 1996

Vũ-đình-Hiếu


Last edited by Admin on Mon Aug 02, 2010 1:40 am; edited 1 time in total
Back to top Go down
https://bdqvn.forumotion.com
Admin
Admin
Admin


Posts : 54
Join date : 2010-07-31
Age : 77

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Empty
PostSubject: BĐQ 1973 - 1974   Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Icon_minitimeSat Jul 31, 2010 7:55 pm

BIỆT - ĐỘNG - QUÂN


(1973-1974)

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh 00910

Vào tháng chín năm 1973, bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH đưa ra một bản đánh gía về cơ cấu tổ-chức và việc xử dụng các đơn-vị Biệt-Động-Quân. Bản đánh gía này đã được Đại-tướng Cao-văn-Viên Tổng-tham-mưu trưởng đệ trình lên cho Tổng-thống Thiệu và được chấp thuận. Chương trình tái tổ chức binh chủng BĐQ được thực hiện bắt đầu từ ngày 31 tháng 12 năm 1973.

Mục-đích chính-yếu của chương trình là việc tái lập một số đơn-vị trừ-bị chiến-thuật nhỏ đặt dưới quyền điều động của bộ TTM và những đơn-vị trừ-bị nhỏ cho ba Quân-khu 1, 2 và 3. Chương-trình này nhằm đáp ứng sự-kiện thay thế hai sư-đoàn tổng trừ-bị Dù, Thủy-Quân-Lục Chiến mà có lẽ sẽ phải túc trực thường xuyên tại Quân-khu 1. Vấn đề tái tổ chức các đơn-vị Biệt-Động-Quân sẽ đem lại khả-năng đa-hiệu, di-động tính cho QLVNCH. Các sĩ-quan cao cấp tham gia trong việc soạn thảo kế-hoạch đã nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề loại bỏ sự phòng thủ các tiền-đồn biên phòng dọc theo biên giới và vùng cao nguyên. Các vị sĩ-quan này rất tin tưởng vào các đơn-vị BĐQ có thể trở lại hoạt động tại vùng biên giới hoặc những nơi chiến trường sôi động. Vấn đề là có được một số tiểu-đoàn BĐQ làm trừ bị cho các nhiệm vụ khác.

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Bdq_0410

Ngoài ra tình hình chiến trường dọc theo biên giới Cambodia thuộc lãnh thổ Quân khu 4 đã tạm yên. Các đơn vị Biệt-Động-Quân của Biệt khu 44 hoạt động xung quanh khu vực núi Dài, núi Thất Sơn đã loại khỏi vòng chiến các đơn vị chủ lực của địch và ngăn chặn việc xâm nhập của Cộng quân vào lãnh thổ miền Nam Việt-Nam một cách hữu hiệu. Do đó bộ TTM đã quyết định giải tán Biệt khu 44 cùng 9 tiểu đoàn BĐQ Biên-Phòng. Các quân nhân BĐQ sẽ được thuyên chuyển, bổ xung cho các tiểu đoàn Biệt-Động-Quân thuộc Quân khu 1 và 2.

Đến ngày 01 tháng giêng năm 1974, 54 tiểu đoàn BĐQ đã được phối trí thành 45 và mỗi tiểu đoàn sẽ trực thuộc vào một trong số 15 Liên-Đoàn Biệt-Động-Quân. Điều này thống nhất sự tổ chức của binh chủng thay vì phân chia thành ba loại BĐQ, cấp Liên-đoàn, tiểu-đoàn biên-phòng và tiểu đoàn độc lập. Mỗi quân khu sẽ giữ một Liên đoàn BĐQ làm trừ bị, dùng để tiếp viện hoặc hành quân trong khu vực nặng áp lực của địch. Bộ chỉ-huy BĐQ / QK có nhiệm vụ theo dõi việc huấn luyện và trông nom các đơn vi BĐQ hoạt động trong vùng trách nhiệm. Vị chỉ huy BĐQ / QK cố vấn cho viên tư lệnh quân khu về việc xử dụng các đơn vị Biệt-Động-Quân.

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Baoquo10

Đầu năm 1974, binh chủng Biệt-động-quân gồm 45 tiểu-đoàn chia ra làm 15 liên-đoàn, được phối-trí như sau.

* Quân-khu I: Liên-đoàn 11/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 68, 69, 70.
* Liên-đoàn 12/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 21, 37, 39. (Liên-đoàn 1 cũ)
* Liên-đoàn 14/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 77, 78, 79.
* Liên-đoàn 15/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 60, 61, 94.

BDQ tai Khe Sanh

* Quân-khu II: Liên-đoàn 21/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 72, 89, 96.
* Liên-đoàn 22/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 62, 88, 95.
* Liên-đoàn 23/BĐQ. Cáctiểu-đoàn: 11, 22, 23. (Liên-đoàn 2 cũ)
* Liên-đoàn 24/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 63, 81, 82.
* Liên-đoàn 25/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 67, 76, 90.

* Quân-khu III: Liên-đoàn 31/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 31, 36, 52. (Liên-đoàn 3 cũ)
* Liên-đoàn 32/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 30, 33, 38. (Liên-đoàn 5 cũ)
* Liên-đoàn 33/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 64, 83, 92.

* Trừ bị cho bộ Tổng-tham-mưu: Liên-đoàn 4/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 42, 43, 44.
* Liên-đoàn 6/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 34, 35, 51.
* Liên-đoàn 7/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 32, 58 (41) và 85.

Đến cuối năm 1974, Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho Bộ chỉ huy Biệt-Động-Quân thành lập thêm hai liên đoàn 8 và 9.

Dallas - Texas, 29 tháng giêng 1995

Vũ-đình-Hiếu


Theo sách

- Cecil B. Smyth, Jr., Army of the Republic of Vietnam Rangers.

- Col. William E. Le Gro, Vietnam from cease-fire to capitulation, U.S. Army center of Military History, Washington, D.C. trang 72.


Last edited by Admin on Mon Aug 02, 2010 1:49 am; edited 3 times in total
Back to top Go down
https://bdqvn.forumotion.com
Admin
Admin
Admin


Posts : 54
Join date : 2010-07-31
Age : 77

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Empty
PostSubject: BĐQ - 1973   Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Icon_minitimeSat Jul 31, 2010 7:58 pm


BIỆT - ĐỘNG - QUÂN (1973)


Vào tháng chín năm 1973, bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH đưa ra một bản đánh gía về cơ cấu tổ-chức và việc xử dụng các đơn-vị Biệt-Động-Quân. Bản đánh gía này đã được Đại-tướng Cao-văn-Viên đệ trình lên cho Tổng-thống Thiệu và được chấp thuận. Chương trình tái tổ chức binh chủng BĐQ dược thực hiện bắt đầu từ ngày 31 tháng 12 năm 1973.

Mục-đích chính-yếu của chương trình là việc tái lập một đơn-vị trừ-bị chiến-thuật nhỏ đặt dưới quyền điều động của bộ TTM và những đơn-vị trừ-bị nhỏ cho ba Quân-khu 1, 2 và 3. Chương-trình này nhằm đáp ứng sự-kiện thay thế hai sư-đoàn tổng trừ-bị Dù, Thủy-Quân-Lục Chiến mà có lẽ sẽ phải túc trực thường xuyên tại Quân-khu 1. Vân đề tái tổ chức các đơn-vị Biệt-Động-Quân sẽ đem lại khả-năng đa-hiệu di-động tính cho QLVNCH. Các sĩ-quan cao cấp tham gia trong việc soạn thảo kế-hoạch đã nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề loại bỏ sự phòng thủ các tiền-đồn biên phòng dọc biên giới và vùng cao nguyên. Các vị sĩ-quan này rất tin tưởng vào các đơn-vị BĐQ có thể trở lại hoạt động tại vùng biên giới hoặc những nơi chiến trường sôi động. Vấn đề là có được một số tiểu-đoàn BĐQ làm trừ bị cho các nhiệm vụ khác.

Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh 00710 Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh 00810

Ngoài ra tình hình chiến trường dọc theo biên giới Cambodia thuộc lãnh thổ Quân khu 4 đã tạm yên. Các đơn vị Biệt-Động-Quân của Biệt khu 44 hoạt động xung quanh khu vực Thất Sơn đã loại khỏi vòng chiến các đơn vị chủ lực của địch và ngăn chặn việc xâm nhập của Cộng quân một cách hữu hiệu. Do đó bộ TTM đã quyết định giải tán Biệt khu 44 cùng 9 tiểu đoàn BĐQ Biên-Phòng, các quân nhân BĐQ sẽ được thuyên chuyển, bổ xung cho các tiểu đoàn Biệt-Động-Quân thuộc Quân khu 1 và 2.

Đến ngày 01 tháng giêng năm 1974, 54 tiểu đoàn BĐQ đã được phối trí thành 45 và mỗi tiểu đoàn sẽ trực thuộc vào một trong số 15 Liên-Đoàn Biệt-Động-Quân. Điều này thống nhất việc tổ chức thay vì phân chia thành ba loại BĐQ, cấp Liên-đoàn, tiểu-đoàn biên-phòng và tiểu đoàn độc lập. Mỗi quân khu sẽ giữ một Liên đoàn BĐQ làm trừ bị, dùng để tiếp viện hoặc hành quân trong khu vực nặng áp lực của địch. Bộ chỉ-huy BĐQ / QK có nhiệm vụ theo dõi việc huấn luyện và trông nom các đơn vi BĐQ hoạt động trong vùng trách nhiệm. Vị chỉ huy BĐQ / QK cố vấn cho viên tưlệnh quân khu về việc xử dụng các đơn vị Biệt-Động-Quân.

Dallas - Texas, 29 tháng giêng 1995

Vũ-đình-Hiếu

Col. William Ẹ Le Gro, Vietnam from cease-fire to capitulation, ỤS. Army center of Milita History, trang 72.
Back to top Go down
https://bdqvn.forumotion.com
Sponsored content





Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Empty
PostSubject: Re: Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh   Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh Icon_minitime

Back to top Go down
 
Vươn lên qua các giai-đoạn xây-dựng - Trưởng-thành trong khói lửa chiến-tranh
Back to top 
Page 1 of 1
 Similar topics
-
» Tiểu Đoàn 35 BĐQ Với Chiến Thắng Tại Mặt Trận Chợ Lớn Trong Đợt 2 Mậu Thân 1968 - Bài số 2
» Tiểu Đoàn 35 BĐQ Với Chiến Thắng Tại Mặt Trận Chợ Lớn Trong Đợt 2 Mậu Thân 1968 - Bài số 1
» Tiểu Đoàn 35 BĐQ Với Chiến Thắng Tại Mặt Trận Chợ Lớn Trong Đợt 2 Mậu Thân 1968 - Bài số 3
» An Lộc Anh Dũng
» Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
BDQVN :: Tiểu sử BDQVN - Vietnamese Army Ranger history-
Jump to: